Năng Lực Của VNPT Về Công Nghệ Thông Tin

Sở hữu hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, kết nối trực tiếp với hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới, với hệ thống truyềndẫn quốc tế gồm 5 tuyến cáp quang biển, 3 tuyến cáp quang trên đất liền, và là đơn vị duy nhất sở hữu mạng thông tin vệ tinh tại Việt Nam, VNPT đáp ứng được những yêu cầu cao nhất về an toàn thông tin của quốc gia cũng như nhu cầu dịch vụ đa dạng của khách hàng.

 Mạng Viễn thông Quốc tế

VNPT đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững chắc, hiện đại, sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu quả như cáp quang biển, cáp quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.

Hiện tại VNPT đã đầu tư khai thác các tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế với băng thông lên đến hàng chục Tbps.

- Tuyến cáp quang SMW3: tuyến cáp quang biển SMW-3 cập bờ tại Đà Nẵng kết nối Việt Nam với 39 nước trên thế giới, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á tới Châu Âu. 

Tuyến cáp quang AAG: tuyến cáp biển AAG được đưa vào sử dụng từ 11/2009, có chiều dài gần 20.000km, bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Hoa Kỳ, cập bờ tại Vũng Tàu. Tuyến AAG kết nối Malaysia, Singapore, Thailand, Brunei Darussalam, Vietnam, Hong Kong SAR, Philippines, Guam, Hawaii and the US West Coast.

- Tuyến cáp quang biển APG: tuyến cáp biển APG dài 10.400km, được đưa vào khai thác từ tháng 10/2016, cập bờ tại Đà Nẵng. Tuyến cáp APG kết nối Malaysia, Singapore, Vietnam, Hong Kong, Taiwan, Mainland China, Japan, and Korea.

Tuyến cáp quang biển AAE-1: tuyến cáp quang AAE-1 cập bờ tại Vũng Tàu, kết nối Hồng Kông, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Oman, các tiểu vương quốc Ả Rập, Qatar, Yemen, Djibouti, Saudi Arabia, Ai Cập, Hy Lạp, Ý và Pháp.

Tuyến cáp quang biển SJC2: VNPT tham gia xây dựng tuyến cáp quang biển SJC2 với dung lượng sở hữu lên đến 18Tbps, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng năm 2024.

Bên cạnh đó, VNPT đang xem xét đầu tư thêm 1-2 tuyến cáp biển mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 để đáp ứng nhu cầu băng thông quốc tế trong thời gian tới.

VNPT hiện cũng có dung lượng truyền dẫn trên một số tuyến cáp quang biển quốc tế khác như Faster, Unity và sử dụng dung lượng trên các hệ thống cáp quang quốc tế không kết cuối tại Việt Nam như APCN2, SMW-4,… nhằm đáp ứg dung lượng nối tiếp đi các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trong khu vực Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu.

Ngoài các tuyến cáp biển nêu trên, VNPT còn có các hướng cáp đất liền kết nối Việt Nam đi quốc tế như tuyến cáp đất qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc và các tuyến cáp đất liền kết nối Việt Nam với Lào, Campuchia,… Các tuyến cáp đất quốc tế có độ ổn định cao, được sử dụng dự phòng cho các tuyến cáp biển khi có sự cố, đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

VNPT hiện đang khai thác các POP quốc tế tại Hong Kong, Singapore, Lào, Campuchia,.. và đang xem xét đầu tư thêm các POP tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ tập trung lưu lượng lớn trong thời gian tới. 

 Mạng đường trục Quốc gia

Sử dụng công nghệ hiện đại nhất, tương thích với các quốc gia trên thế giới và khu vực như: Công nghệ truyền dẫn quang OTN, DWDM; Công nghệ chuyển mạch quang tự động ASON/GMPLS giú đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống.

Mạng đường trục quốc gia của VNPT bao gồm: Mạng cáp quang Bắc – Nam và Hệ thống mạng vòng cáp quang các khu vực trên toàn lãnh thổ của Việt Nam; cùng hệ thống tổng đài Toll, NGN tạo thành một hệ thống truyền dẫn liên tỉnh mạnh nhất Việt Nam.

Mạng băng rộng

Mạng cáp quang của VNPT kết nối dịch vụ Internet băng rộng tới tận nhà thuê bao (cung cấp băng thông trên 50Mbps đến hàng Gbps) được triển khai trên toàn bộ 63 tỉnh thành, kết nối tới 100% các xã trên cả nước.

Mạng Thông tin di động 

VNPT hiện nay đang khai thác các trạm thu phát sóng 2G/3G/4G/5G VinaPhone, phủ sóng 63/63 tỉnh thành trên cả nước.

Ngoài cung cấp các dịch vụ di động trong nước, VNPT đã roaming tới hơn 400 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thuộc 160 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hệ thống vệ tinh Vinasat

VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất được Chính phủ tin tưởng giao trọng trách đầu tư và quản lý hệ thống vệ tinh viễn thông của Việt Nam.

Tháng 4/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam - Vinasat-1 lên quỹ đạo ở vị trí 132oE, cách trái đất 35.768 km, khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung và Ngành viễn thông, CNTT nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.

Hệ thống Vệ tinh Vinasat

Vinasat-1 đã chính thức đi vào cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2008. Với 20 bộ phát đáp (8 bộ ở băng tần C và 12 bộ băng Ku), Vinasat-1 phủ sóng khắp cả nước và một số quốc gia lân cận (Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianma), cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng cho các doanh nghiệp, phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, kênh thuê riêng cho thông tin di động, truyền dữ liệu cho các ngân hàng, đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại vùng sâu vùng xa.... Cho tới nay, gần như toàn bộ dung lượng của Vinasat-1 đã được sử dụng hết.

Với những thành công thu được trong việc đầu tư và khai thác Vinasat 1, Chính phủ tiếp tục đặt niềm tin và trọng trách phóng vệ tinh thứ hai của Việt Nam Vinasat-2 cho VNPT. Vinasat -2 bao gồm 24 bộ phát đáp hoạt động ở băng tần Ku, phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Ngày 16/5/2012, Vinasat-2 đã được phóng thành công lên quỹ đạo tại vị trí 131,8oE. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 giúp tăng khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro, tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia. 

-Nguồn vnpt.com.vn -


Đã thêm vào giỏ hàng